Năm 2023, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã phục hồi 70% so với năm 2019, với điểm nổi bật là thị trường Ấn Độ có mức tăng trưởng cao nhất, vượt qua mức 230%.

Trong tháng 12, ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận số lượng khách quốc tế cao nhất trong năm, đạt 1,37 triệu lượt theo Cục Du lịch Quốc gia. Tổng số lượng khách trong năm đạt 12,6 triệu lượt, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa 57% so với mục tiêu ban đầu. Điều đó cũng đạt được mục tiêu được điều chỉnh từ tháng 10 là 12-13 triệu lượt. Tổng số lượng du khách quốc tế năm 2023 đạt 70% so với năm 2019, năm đỉnh cao của ngành du lịch Việt Nam khi thu hút hơn 18 triệu lượt du khách quốc tế.

So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 về số lượng du khách quốc tế tính đến tháng 11, chỉ đứng sau Malaysia, Thái Lan và Singapore. Du lịch Malaysia đã phục hồi 100%, đón hơn 26 triệu du khách quốc tế tính đến ngày 15/11. Thái Lan tính đến ngày 17/12 đã đón gần 26,5 triệu du khách, phục hồi 67% so với trước đại dịch. Các quốc gia khác chưa có số liệu thống kê đến cuối tháng 12.

Khách Tây mặc áo dài truyền thống Việt Nam ăn tối trên du thuyền tại Hạ Long. Ảnh: Emperor Cruise Legacy Ha Long

Khách Tây mặc áo dài truyền thống Việt Nam ăn tối trên du thuyền tại Hạ Long. Ảnh: Emperor Cruise Legacy Ha Long

Lượng khách quốc tế hầu hết qua các tháng tăng dần đều, thể hiện xu hướng đang phục hồi về thị trường khách quốc tế. 6 tháng cuối năm Việt Nam đều đón hơn 1 triệu lượt khách ghé thăm.

Một số thị trường Đông Nam Á phục hồi cao hơn so với cùng kỳ 2019 là Ấn Độ (231%) Campuchia (176%), Lào (122%), Singapore (106%), Ấn Độ (231%). Năm 2019 có khoảng 169.000 lượt khách Ấn đến Việt Nam. Năm 2023, con số là gần 400.000 lượt. Cục Du lịch Quốc gia đánh giá sự phục hồi này rất “ấn tượng”.

Các thị trường phục hồi tốt còn lại gồm Mỹ (96%), Hàn Quốc (84%), Đài Loan (92%), Thái Lan (96%), Indonesia (99%), Tây Ban Nha (91%), Đức (88%).

Xét theo châu lục, châu Đại Dương và Mỹ có mức phục hồi tốt nhất tại Việt Nam khi lần lượt đạt mức 99% và 93% so với trước dịch. Châu Âu phục hồi 67%, châu Phi chậm hơn với 63%, châu Á đạt 68%.

Bên cạnh đó, thị trường truyền thống Trung Quốc mới đạt tỷ lệ phục hồi 30%. Năm 2019, Trung Quốc là thị trường chiếm 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Thị trường Nga phục hồi 19%. Một thị trường quan trọng khác của Việt Nam ở châu Á là Nhật Bản chỉ đạt 62%.

Hàn Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất năm với gần 3,6 triệu lượt và chiếm 28% tổng lượng khách. Trung Quốc đạt 1,7 triệu lượt xếp thứ hai. Các thị trường gửi khách tiếp theo trong top 5 gồm Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản.

Tại châu Âu, 3 thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam là Anh (253.000 lượt), Pháp (215.000) và Đức (200.000). Nếu so với năm 2019, Nga và Anh là hai cái tên đã rơi khỏi top 10 thị trường gửi khách hàng đầu Việt Nam. Campuchia và Ấn Độ là hai đại diện mới thay thế.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê sáng nay chỉ ra lĩnh vực du lịch, dịch vụ là điểm sáng trong nền kinh tế. Năm 2023 khu vực dịch vụ đạt tăng trưởng 6,82%, đóng góp tới 62,29% trong tăng trưởng chung.

Tính chung cả năm kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 19,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022. Dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng kim ngạch, gấp 2,9 lần so với 2022 và đứng cao nhất trong các loại dịch vụ.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước đạt 29,06 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm trước. Trong đó, dịch vụ đứng đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%), tăng 17,3%.